Search This Blog

Tuesday 2 June 2015

091 Dự Nhượng kiều chủy thủ hành 豫讓橋匕首行


image: Internet

























西



 

Dự Nhượng (1) kiều chủy thủ hành

Tấn Dương (2) thành ngoại thao thao thủy
Trí Bá (3) tất đầu vi niệu khí
Vô nhân báo cừu thành khả bi
Kì thần Dự Nhượng thân đương chi
Tất thân vi lại thế tu mi
Đương đạo khất thực thê bất tri
Thân hiệp chủy thủ phục kiều hạ
Nộ thị cừu phúc cam như di
Sát khí lẫm lẫm bất khả cận
Bạch nhật vô quang sương tuyết phi
Tái hoạch tái xả tâm bất di
Lâm tử do năng tam kích y
Lăng lăng kì khí thiên tiêu thượng
Tự thử kiều danh canh Dự Nhượng
Quân thần đại nghĩa tối phân minh
Quốc sĩ (4) chúng nhân các dị thượng
Quý sát nhân thần hoài nhị tâm
Thiên cổ văn chi sắc trù trướng
Bất thị Kinh Kha (5) Nhiếp Chính (6) đồ
Cam nhân hoạn dưỡng khinh kì khu
Huyết khí chi dũng bất túc đạo
Quân độc tranh tranh thiết trượng phu
Lộ kinh Tam Tấn (7) giai khâu thổ
Chú mục kiều biên như hữu đổ
Tây phong thê thê hàn bức nhân
Chinh mã tần tần kinh thất lộ
Chủy thủ đương thì thất thốn trường
Độc hữu vạn trượng quang mang cắng kim cổ


Chú thích


(1) Dự Nhượng 豫讓: theo Sử ký Tư Mã Thiên, người nước Tấn, là bầy tôi Trí Bá 智伯, được Trí Bá rất kính yêu. Trí Bá đánh thua Triệu Tương Tử 趙襄子, bị Tương Tử cho sơn xương sọ dùng làm tô đựng rượu (có thuyết nói dùng đựng nước tiểu). Dự Nhượng hết lòng rửa nhục cho Trí Bá. Có lần giả làm tù nhân vào cung sửa nhà xí, dắt sẵn cây chủy thủ, định giết Tương Tử, không thành công. Tương Tử tha cho, coi Dự Nhượng là người hiền trong thiên hạ. Ít lâu sau, Dự Nhượng bôi sơn vào mình, làm như người hủi, nuốt than cho mất tiếng. Ăn mày ở chợ, mà vợ không nhận ra. Có người bạn nhận ra, khóc nói: "Có tài như anh, kiếm cách mua chuộc về thờ Tương Tử, tất được thân yêu. Bấy giờ thực hành ý muốn, há chẳng dễ ư?" Dự Nhượng đáp: "Đã đem thân về thờ người ta, mà lại chực giết, như thế là nhị tâm.Tôi làm như vậy là để cho thiên hạ đời sau kẻ nào làm tôi mà thờ chủ không một dạ coi đấy mà xấu hổ". Dự Nhượng nấp dưới một cây cầu, chờ giết Tương Tử. Lại thất bại, trước khi kề gươm vào cổ tự vẫn, Dự Nhượng xin đâm ba lần vào áo Tương Tử để bầy tỏ ý chí báo thù. Được tin, các chí sĩ nước Triệu đều sa lệ. (Sử ký của Tư Mã Thiên, Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê dịch, Lá Bối xuất bản, Saigon, Việt nam, 1972, trang 520-524).
(2) Tấn Dương 晉陽: Đất Chu Thành Vương 周成王 phong cho em, sau đổi thành nước Tấn (nay thuộc tỉnh Sơn Tây 山西).
(3) Trí Bá 智伯: Tức Trí Dao, một trong sáu quan khanh của nước Tấn, thời Tấn Xuất Công.
(4) Quốc sĩ 國士: Dự Nhượng nói với Tương Tử 襄子: "Tôi đã làm tôi cho họ Phạm 范 và họ Trung Hàng 中行. Họ Phạm và họ Trung Hàng đãi tôi như người thường nên tôi báo đáp theo lối thường. Trí Bá đãi tôi như quốc sĩ nên tôi báo đáp theo tư cách quốc sĩ".
(5) Kinh Kha 荊軻: Là thích khách giúp Thái Tử Đan 丹 nước Yên 燕 giết Tần Thủy Hoàng 秦始皇 nhưng không thành công.
(6) Nhiếp Chính 聶政: Là thích khách giúp Nghiêm Trọng Tử 嚴仲子 nước Tề giết tể tướng nước Hàn 韓 là Hiệp Lũy 俠累.
(7) Tam Tấn 三晉: Ba nước Triệu 趙, Hàn 韓, Ngụy 魏.

Dịch nghĩa:
Bài hành về chiếc gươm ngắn cầu Dự Nhượng


Ngoài thành Tấn Dương nước chảy cuồn cuộn
Đầu Trí Bá bị bôi sơn làm chậu đựng nước tiểu
Không ai báo thù, thật đáng thương
Bề tôi là Dự Nhượng đem thân gánh vác việc ấy
Sơn mình làm người hủi, cạo râu mày
Giữa đường ăn xin mà vợ không nhận ra
Mình mang gươm ngắn nấp dưới cầu
Giận nhìn bụng kẻ thù (muốn đâm) ngon như ăn đường
Đằng đằng sát khí không ai dám lại gần
Giữa ban ngày mà như không có ánh sáng, như có sương tuyết bay
Bị bắt, được tha, lại bị bắt, lại được tha mấy lần, lòng không đổi
Đến lúc chết còn đánh được ba lần vào áo Tương Tử
Khí lạ cao ngất ngút tận trời cao
Từ đó cầu mang tên cầu Dự Nhượng
Nghĩa lớn vua tôi cực rõ ràng
Giữa kẻ quốc sĩ và người thường, cách đối sử khác nhau
Bề tôi mà hai lòng thật đáng hổ thẹn đến chết
Nghìn xưa nghe chuyện ai cũng ngậm ngùi
Không như Kinh Kha, Nhiếp Chính
Cam chịu để cho người nuôi dưỡng mà coi nhẹ thân mình
Cái dũng khí của máu huyết họ không phải nói nhiều
Riêng có ông (Dự Nhượng) là bậc trượng phu cứng cỏi như thép
Đường qua Tam Tấn đều là gò bãi
Chăm chú nhìn bên cầu dường như có bóng ông
Gió tây lạnh buốt tê cóng người
Ngựa chiến nhiều lần hí lên sợ lạc đường
Chiếc gươm ngắn thời đó dài bảy tấc
Riêng có tia sáng dài muôn trượng rọi thấu cổ kim


Dịch thơ:

Bài hành về chiếc chủy thủ cầu Dự Nhượng


Thành Tấn Dương nước cuồn cuộn chảy
Đầu Trí Bá sơn, đựng nước đái
Không người rửa hận, đáng thương thay
Bề tôi Dự Nhượng đảm đương lấy
Sơn mình làm hủi, cạo râu mày
Ăn mày giữa chợ, vợ không hay
Nấp dưới gầm cầu, mang chủy thủ
Thấy bụng kẻ thù lụi ngọt ngay
Đằng đằng sát khí, ai dám lại
Ban ngày tối sập, tuyết sương bay
Bắt tha mấy bận, lòng không đổi
Kề chết, ba lần đánh áo này
Hùng khí ngút cao tới tận mây
Cầu tên Dự Nhượng kể từ đây
Nghĩa lớn vua tôi thật rõ ràng
Quốc sĩ, thường nhân khác lắm thay
"Bề tôi hai dạ nhục đến chết"
Nghe chuyện nghìn xưa bỗng ngậm ngùi
Không giống Kinh Kha hoặc Nhiếp Chính
Coi nhẹ thân mình, được dưỡng nuôi
Dũng khí anh hùng, nói chẳng đủ
Trượng phu đanh thép chỉ ông thôi
Đường qua Tam Tấn đều gò đống
Dõi mắt bên cầu như thấy bóng
Ngựa hí ầm lên sợ lạc đường
Gió tây thổi lạnh người tê cóng
Chủy thủ đương thời bảy tấc dài
Có tia vạn trượng nghìn năm sáng ngời lồng lộng


(Đặng Thế Kiệt dịch)








No comments:

Post a Comment