Search This Blog

Thursday 27 July 2017

017 Thái Bình thành hạ văn xuy địch 太平城下聞吹笛


西





 

Thái Bình thành hạ văn xuy địch
 

Thái Bình thành ngoại tây phong khởi,
Xuy trứu Ninh Minh nhất giang thủy.
Giang thủy trứu hề giang nguyệt hàn,
Thùy gia hoành địch bằng lan can.
Nhị thập thất nhân cộng hồi thủ,
Cố hương dĩ cách vạn trùng san.

 

Dịch nghĩa: Dưới thành Thái Bình nghe thổi địch
 

Ngoài thành Thái Bình gió tây nổi lên
Làm cho nước sông Ninh Minh gợn sóng
Nước sông gợn sóng, trăng sông lạnh
Có người nào tựa lan can thổi sáo
Khiến cho hai mươi bảy người trong đoàn đều quay lại nhìn
Nhưng cố hương đã cách muôn trùng núi non

 

Dịch thơ: Dưới thành Thái Bình nghe thổi địch
 

Ngoài thành Thái Bình gió tây nổi
Nước sông Ninh Minh sóng gợn lan
Nước sông gợn sóng, trăng sông lạnh
Kìa ai thổi sáo tựa lan can
Hai mươi bảy người quay đầu lại
Cố hương đã cách núi muôn vàn

 

(Đặng Thế Kiệt dịch)






ed. 2023-01-19 hvtd-td v2 img2





















Monday 17 April 2017

021 Đề Đại Than Mã Phục Ba miếu 題大灘馬伏波廟








西


Phiên âm
Ðề Ðại Than (1) Mã Phục Ba (2) miếu

Tạc thông lĩnh đạo định Viêm (3) khư
Cái thế công danh tại sử thư
Hướng lão đại niên căng quắc thước (4)
Trừ y thực ngoại tẫn doanh dư (5)
Ðại Than phong lãng lưu tiền liệt
Cổ miếu tùng sam cách cố lư
Nhật mộ Thành Tây (6) kinh cức hạ
Dâm Ðàm (7) di hối cánh hà như

Nguyễn Du

Chú thích:

(1) Ðại Than: Một ghềnh lớn của sông Minh Giang hay Tả Giang. Truyền thuyết cho rằng Mã Viện đem quân sang nước ta đã phá thác, ghềnh để dễ đi thuyền. Cho nên những chỗ có ghềnh, thác trên các sông miền Nam Trung quốc đều có miếu thờ Mã Viện.
(2) Mã Phục Ba: Tức Mã Viện, danh tướng nhà Hán, thời vua Quang Vũ được phong là Phục Ba tướng quân
(3) Viêm: Nóng. Viêm bang chỉ những xứ nóng phía Nam Trung Hoa.
(4) Quắc thước: Mã Viện ngoài 60 tuổi còn xin vua đi đánh giặc. Vua Hán không cho, Viện mặc áo giáp nhảy lên ngựa. Vua cười khen : "Ông này quắc thước lắm!" (Quắc thước tại thị ông!).
(5) Tẫn doanh dư: Thiếu Dư, em họ của Mã Viện, nói: "Kẻ sĩ chỉ cần lo cơm áo cho đủ, ở quê hương trông nom mồ mả ruộng vườn. Cần gì vất vả đi kiếm công danh mà khổ thân".
(6) Thành Tây: Mộ Mã Viện chôn ở Tây Thành.
(7) Dâm Ðàm: Tên đầm. Mã Viện đem quân đánh Hai Bà Trưng mãi không được, phải lui quân về Lãng Bạc. Trời nóng bức, hơi độc từ hồ bốc lên, diều hâu bay không được. Viện hối hận đã không nghe lời em mình.

Dịch nghĩa: Ðề miếu Mã Phục Ba ở thác Ðại Than

Ðục xuyên qua đường Ngũ lĩnh, bình định cõi Nam
Công danh trùm đời ghi trên sử sách
Già lớn tuổi rồi còn khoe quắc thước
Ngoài cơm áo ra, mọi thứ là thừa
Sóng gió Ðại Than còn để dấu công oanh liệt thời trước
Cây tùng, cây sam ở ngôi miếu cổ xa cách quê nhà
Chiều tà dưới đám gai gọc phía tây thành
Nỗi hận ở Dâm Ðàm, sau cùng ra làm sao?

Dịch thơ: Ðề miếu Mã Phục Ba ở thác Ðại Than

Chiếm Nam đục núi đắp đường,
Công danh sử sách lẫy lừng khắc ghi.
Tuổi cao quắc thước khoe gì,
Ngoài cơm áo có cần chi với đời.
Ðại Than sóng gió một thời,
Miếu xưa tùng bách xa vời cố hương.
Tây thành gai góc tà dương,
Dâm Ðàm nỗi hận quay cuồng tới đâu?


Hạt Cát 79 dịch




ed. 2023-01-19 hvtd-td v2 img2













Monday 27 March 2017

010 Trấn Nam Quan 鎭南關


ảnh Internet: Trấn Nam Quan 










Phiên âm: Trấn Nam Quan (1)

Lý Trần cựu sự yểu nan tầm
Tam bách niên (2) lai trực đáo câm (kim)
Lưỡng quốc bình phân cô lũy diện
Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm
Địa thiên mỗi vị truyền văn ngộ
Thiên cận tài tri giáng trạch thâm
Đế khuyết (3) hồi đầu bích vân biểu
Quân thiều nhĩ bạn hữu dư âm.

Chú thích:

(1) Trấn Nam quan: Tên một cửa ải ở biên giới Việt-Hoa, từ tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Quảng Tây. Nguyễn Du đi qua cửa Nam Quan ngày 6 tháng 2 năm Quý Dậu (1813)
(2) Tam bách niên: Kể từ đầu nhà Lê (thế kỷ XV) đến nhà Nguyễn (thế kỷ XVIII) khoảng 300 năm.
(3) Thiên cận: Ý nói gần cửa Nam Quan là gần với Trung Quốc.
(4) Đế khuyết: Cửa nhà vua. Đây chỉ cung vua Nguyễn ở Phú Xuân.
(5) Quân thiều: Nhạc vua.  

Dịch nghĩa: Trấn Nam Quan

Việc cũ đời Lý, Trần mờ mịt khó tìm
Cho đến nay đã ba trăm năm rồi
Mặt lũy lẻ loi phân chia rõ ràng hai nước
Một cửa ải hùng vĩ trấn đóng giữa lòng muôn núi
Nơi hẻo lánh thường nghe đồn đãi sai lạc
Gần trời mới biết ơn mưa móc thấm nhuần
Quay đầu nhìn về cửa đế khuyết (nhà vua) ngoài mây biếc
Bên tai còn vẳng khúc nhạc nhà vua


Dịch thơ: Trấn Nam Quan

Lý, Trần mờ mịt biết tìm đâu
Ba kỷ vụt qua cách dãi dầu
Trước mặt một mình chia Hán Việt
Giữa lòng muôn núi đứng nghìn thâu
Tiếng đồn hẻo lánh tin sai lạc
Mưa móc gần trời ơn thấm sâu
Đế khuyết nhìn về mây ánh biếc
Bên tai còn vẳng nhạc quân chầu.


(Đặng Thế Kiệt dịch)




ed. 2023-01-19 hvtd-td v2 img2







































Tuesday 14 February 2017

099 Quản Trọng Tam Quy đài 管仲三歸臺











Phiên âm: Quản Trọng (1) Tam Quy đài (2)

Cựu đài nhân một thảo li li
Tằng dĩ Hoàn Công (3) bá nhất thì
Quận huyện thành trung không cửu hợp
Môi đài thạch thượng kí Tam Quy
Tại Triều xảo dữ quân tâm hợp
Một thế chung liên tướng nghiệp ti
Hỉ trị thánh triêu công phúc đảo
Vãng lai đài hạ tạp Hoa Di

Chú thích:

(1) Quản Trọng: Tên là Di Ngô 夷吾, người đất Dĩnh Thượng 潁上 nước Tề 齊 (vùng Sơn Đông). Công nghiệp của Tề Hoàn Công 齊桓公 đều nhờ Quản Trọng giúp đỡ mà thành.
(2) Tam Quy đài: Đài cao ba tầng, ngụ ý rằng ba hạng người quy phục mình: dân quy phục, chư hầu quy phục, các rợ quy phục. Quản Trọng đã xa xỉ lại kiêu: chỉ bậc thiên tử mới đáng lập đài đó. Vì vậy Khổng Tử chê Quản Trọng là khí tượng nhỏ mọn, không biết điều lễ (Luận Ngữ - chương Bát Dật). Mạnh Tử chê "sự nghiệp tầm thường". (Sử ký của Tư Mã Thiên, Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê dịch, Lá Bối xuất bản, Sài gòn, Việt nam, 1972, trang 339).
(3) Hoàn Công: Tức Tề Hoàn Công 齊桓公.


Dịch nghĩa: Đài Tam Quy của Quản Trọng

Đài cũ chìm lấp, cỏ mọc tua tủa
Từng giúp Tề Hoàn Công nên nghiệp bá một thời
Trong thành đã chín lần hợp các quận huyện
Trên đá rêu phủ còn ghi chữ "Tam Quy"
Ở triều đình khéo hợp lòng vua
Rốt cuộc chết, bị chê là tể tướng công nghiệp nhỏ mọn
Mừng gặp thánh triều che chở khắp
Dưới đài qua lại lẫn lộn người Hoa, người Di

Dịch thơ
Đài Tam Quy của Quản Trọng

Đài xưa mai một, cỏ hoang lên
Nghiệp bá Hoàn Công giúp đã nên
Chín lượt trong thành gom quận huyện
"Tam Quy" trên đá phủ rêu xanh
Ở triều khéo hợp lòng vua lớn
Khi chết đành mang nghiệp tướng hèn
Mừng gặp thánh triều che chở khắp
Hoa, Di đài dưới bước bon chen


(Đặng Thế Kiệt dịch)



ed. 2023-01-19 hvtd-td v2 img2

















098 Ðông lộ 東路


 
Phiên âm: Ðông lộ

Thái Sơn sơn sắc mãn Thanh, Từ,
Thiên lí Sơn Ðông (1) túng mục sơ.
Hà xứ thánh hiền (2) tùng bách hạ,
Biệt thành huyền tụng Lỗ, Trâu (3) dư.
Tha hương nhan trạng tần khai kính,
Khách lộ trần ai bán độc thư.
Hành sắc thông thông tuế vân mộ (4),
Bất câm bằng thức thán quy dư (5).


Dịch thơ:

Ðông lộ

Xanh mướt Từ, Thanh núi một màu,
Giang Ðông nghìn dặm mắt gồm thâu.
Thánh hiền bóng khuất gian tùng bá,
Ðàn sách thành lưa nếp Lỗ, Trâu.
Ðường hé quyển vàng khuây gió bụi,
Trạm lau gương sáng ngắm mày râu.
Hành trình vọi vọi năm hầu hết,
Nhớ chữ "quy dư" thổn thức sầu.


Quách Tấn dịch
(Tố Như thi, An Tiêm tái bản, Paris 1995)

Chú thích:

(1) Sơn Ðông: Ðoàn đi sứ, Nguyễn Du cầm đầu, khi đi thì đi từ Thăng Long đến Võ Xương, rồi lên ngả Sơn Tây để đến Yên Kinh. Ðến khi về lại xuống Sơn Ðông đến Võ Xương để về Thăng Long.
(2) Thánh hiền: chỉ thầy Mạnh và đức Khổng.
(3) Lỗ, Trâu: quê hương của Khổng Mạnh.
(4) Tuế vân mộ: Năm đã muộn. Ðoàn sứ giả về nước vào cuối năm Quý Dậu (1813).
(5) Quy: "Về thôi!". Khổng Tử chu du khắp các nước chư hầu, không được vua nào tin dùng, nên than: "quy dư! quy dư!". Nhân đi qua đất cũ của thánh hiền, nên mới nảy ra tứ "soi gương", "đọc sách". Và vì đất cũ của thánh hiền, nên dù thánh hiền không còn thấy, mà dư phong vẫn còn nơi tiếng đàn, tiếng đọc sách.