蓋世功名在史書
向老大年矜矍鑠
除衣食外盡嬴餘
大灘風浪留前烈
古廟松杉隔故閭
日暮城西荊棘下
淫潭遺悔更何如
Phiên âm:
Ðề Ðại Than (1) Mã Phục Ba (2) miếu
Tạc thông lĩnh đạo định Viêm (3) khư
Cái thế công danh tại sử thư
Hướng lão đại niên căng quắc thước (4)
Trừ y thực ngoại tẫn doanh dư (5)
Ðại Than phong lãng lưu tiền liệt
Cổ miếu tùng sam cách cố lư
Nhật mộ Thành Tây (6) kinh cức hạ
Dâm Ðàm (7) di hối cánh hà như
Nguyễn Du
Chú thích:
(1) Ðại Than: Một ghềnh lớn của sông Minh Giang hay Tả Giang. Truyền thuyết cho rằng Mã Viện đem quân sang nước ta đã phá thác, ghềnh để dễ đi thuyền. Cho nên những chỗ có ghềnh, thác trên các sông miền Nam Trung quốc đều có miếu thờ Mã Viện.
(2) Mã Phục Ba: Tức Mã Viện, danh tướng nhà Hán, thời vua Quang Vũ được phong là Phục Ba tướng quân
(3) Viêm: Nóng. Viêm bang chỉ những xứ nóng phía Nam Trung Hoa.
(4) Quắc thước: Mã Viện ngoài 60 tuổi còn xin vua đi đánh giặc. Vua Hán không cho, Viện mặc áo giáp nhảy lên ngựa. Vua cười khen : "Ông này quắc thước lắm!" (Quắc thước tại thị ông!).
(5) Tẫn doanh dư: Thiếu Dư, em họ của Mã Viện, nói: "Kẻ sĩ chỉ cần lo cơm áo cho đủ, ở quê hương trông nom mồ mả ruộng vườn. Cần gì vất vả đi kiếm công danh mà khổ thân".
(6) Thành Tây: Mộ Mã Viện chôn ở Tây Thành.
(7) Dâm Ðàm: Tên đầm. Mã Viện đem quân đánh Hai Bà Trưng mãi không được, phải lui quân về Lãng Bạc. Trời nóng bức, hơi độc từ hồ bốc lên, diều hâu bay không được. Viện hối hận đã không nghe lời em mình.
Dịch nghĩa: Ðề miếu Mã Phục Ba ở thác Ðại Than
Ðục xuyên qua đường Ngũ lĩnh, bình định cõi Nam
Công danh trùm đời ghi trên sử sách
Già lớn tuổi rồi còn khoe quắc thước
Ngoài cơm áo ra, mọi thứ là thừa
Sóng gió Ðại Than còn để dấu công oanh liệt thời trước
Cây tùng, cây sam ở ngôi miếu cổ xa cách quê nhà
Chiều tà dưới đám gai gọc phía tây thành
Nỗi hận ở Dâm Ðàm, sau cùng ra làm sao?
Dịch thơ: Ðề miếu Mã Phục Ba ở thác Ðại Than
Chiếm Nam đục núi đắp đường,
Công danh sử sách lẫy lừng khắc ghi.
Tuổi cao quắc thước khoe gì,
Ngoài cơm áo có cần chi với đời.
Ðại Than sóng gió một thời,
Miếu xưa tùng bách xa vời cố hương.
Tây thành gai góc tà dương,
Dâm Ðàm nỗi hận quay cuồng tới đâu?
Hạt Cát 79 dịch
Tạc thông lĩnh đạo định Viêm (3) khư
Cái thế công danh tại sử thư
Hướng lão đại niên căng quắc thước (4)
Trừ y thực ngoại tẫn doanh dư (5)
Ðại Than phong lãng lưu tiền liệt
Cổ miếu tùng sam cách cố lư
Nhật mộ Thành Tây (6) kinh cức hạ
Dâm Ðàm (7) di hối cánh hà như
Nguyễn Du
Chú thích:
(1) Ðại Than: Một ghềnh lớn của sông Minh Giang hay Tả Giang. Truyền thuyết cho rằng Mã Viện đem quân sang nước ta đã phá thác, ghềnh để dễ đi thuyền. Cho nên những chỗ có ghềnh, thác trên các sông miền Nam Trung quốc đều có miếu thờ Mã Viện.
(2) Mã Phục Ba: Tức Mã Viện, danh tướng nhà Hán, thời vua Quang Vũ được phong là Phục Ba tướng quân
(3) Viêm: Nóng. Viêm bang chỉ những xứ nóng phía Nam Trung Hoa.
(4) Quắc thước: Mã Viện ngoài 60 tuổi còn xin vua đi đánh giặc. Vua Hán không cho, Viện mặc áo giáp nhảy lên ngựa. Vua cười khen : "Ông này quắc thước lắm!" (Quắc thước tại thị ông!).
(5) Tẫn doanh dư: Thiếu Dư, em họ của Mã Viện, nói: "Kẻ sĩ chỉ cần lo cơm áo cho đủ, ở quê hương trông nom mồ mả ruộng vườn. Cần gì vất vả đi kiếm công danh mà khổ thân".
(6) Thành Tây: Mộ Mã Viện chôn ở Tây Thành.
(7) Dâm Ðàm: Tên đầm. Mã Viện đem quân đánh Hai Bà Trưng mãi không được, phải lui quân về Lãng Bạc. Trời nóng bức, hơi độc từ hồ bốc lên, diều hâu bay không được. Viện hối hận đã không nghe lời em mình.
Dịch nghĩa: Ðề miếu Mã Phục Ba ở thác Ðại Than
Ðục xuyên qua đường Ngũ lĩnh, bình định cõi Nam
Công danh trùm đời ghi trên sử sách
Già lớn tuổi rồi còn khoe quắc thước
Ngoài cơm áo ra, mọi thứ là thừa
Sóng gió Ðại Than còn để dấu công oanh liệt thời trước
Cây tùng, cây sam ở ngôi miếu cổ xa cách quê nhà
Chiều tà dưới đám gai gọc phía tây thành
Nỗi hận ở Dâm Ðàm, sau cùng ra làm sao?
Dịch thơ: Ðề miếu Mã Phục Ba ở thác Ðại Than
Chiếm Nam đục núi đắp đường,
Công danh sử sách lẫy lừng khắc ghi.
Tuổi cao quắc thước khoe gì,
Ngoài cơm áo có cần chi với đời.
Ðại Than sóng gió một thời,
Miếu xưa tùng bách xa vời cố hương.
Tây thành gai góc tà dương,
Dâm Ðàm nỗi hận quay cuồng tới đâu?
Hạt Cát 79 dịch
ed. 2023-01-19 hvtd-td v2 img2
No comments:
Post a Comment